PageRank có còn là chỉ số được Google sử dụng để xếp hạng website?


8 đánh giá | Điểm số 5/5

    Nếu bạn đã làm SEO vài năm, chắc chắn bạn sẽ nhớ sự phấn khích khi website của bạn tăng điểm số PageRank, điều đó có nghĩa là Google đã nhìn nhận trang web của bạn ngày càng chất lượng hơn.

    Điểm số PageRank tăng là một minh chứng tuyệt vời cho thấy chiến lược SEO của bạn (và đặc biệt là chiến lược xây dựng backlink của bạn) đang hoạt động rất hiệu quả.

    Nhưng hiện tại đã là năm 2020 và PageRank rất ít khi được đề cập đến. Không phải là vì nó không còn quan trọng nữa, mà chỉ là nó không còn là một thước đo công khai. Và khi SEOer không còn đo lường được sự hiệu quả từ nó thì họ sẽ ngừng nói về nó.

    Trong bài viết này, 2PINK sẽ đi sâu vào mọi thứ bạn cần biết về Google PageRank và tầm quan trọng của nó vào năm 2020.

    PageRank là gì?

    Nếu bạn chỉ còn nhớ loáng thoáng về PageRank thì hình ảnh dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn gợi nhớ lại rõ ràng về nó:

    Google Pagerank

    Đây là thanh công cụ PageRank khét tiếng của Google. Nó là những gì tất cả chúng ta - các SEOer đã trở nên ám ảnh bởi các con số từ 0 đến 10.

    Nhưng thực tế PageRank có nhiều thông tin hơn là một thanh công cụ.

    PageRank - Hệ thống xếp hạng website

    PageRank là một hệ thống để xếp hạng các trang web mà hai nhà sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin đã phát triển tại Đại học Stanford. Và điều quan trọng cần hiểu là chỉ số của PageRank dựa hoàn toàn vào backlink. PageRank của một backlink chất lượng thì điểm số càng cao.

    Thuật toán PageRank là cách để đo lường tầm quan trọng của trang web bằng cách phân tích số lượng và chất lượng của các backlink trỏ đến nó.

    Điểm số PageRank

    Không có gì ngạc nhiên, PageRank là một thuật toán phức tạp, đánh giá mức độ quan trọng của một page trên website bằng thang điểm từ 0 đến 10.

    Điểm số PageRank(PR) bằng 0 thường là một trang web chất lượng thấp, ngược lại điểm 10 sẽ chỉ đại diện cho các trang web có chất lượng tốt nhất trên web. Vì vậy 1 backlink ở 1 page có PR = 10 sẽ có giá trị gấp hàng ngàn lần so với page có PR = 1.

    Nói một cách đơn giản, điểm số PageRank cao giúp trang web xếp hạng cao hơn vì thuật toán dựa trên khái niệm rằng một trang web được coi là chất lượng nếu nó được các trang web chất lượng khác liên kết với nó.

    Hiện nay Google vẫn sử dụng PageRank như một phần thuật toán của mình, nhưng thực tế nó đã phức tạp hơn nhiều.

    Tóm tắt lịch sử Google PageRank

    Bằng sáng chế PageRank đầu tiên được nộp vào ngày 1 tháng 9 năm 1998 và trở thành thuật toán ban đầu mà Google sử dụng để tính toán tầm quan trọng của một trang web và xếp hạng chúng.

    Nói tóm lại, Google được hình thành theo nghĩa đen dựa trên ý tưởng của Serge Brin rằng thông tin trên web có thể được xếp hạng dựa trên mức độ phổ biến liên kết (backlink) của một trang, rằng càng nhiều liên kết trỏ đến một trang thì thứ hạng đó càng cao.

    Và nếu chúng ta xem bài báo giới thiệu Google, chúng ta có thể thấy rõ PageRank được tham chiếu khi giải thích các tính năng của công cụ tìm kiếm:

    Công cụ tìm kiếm Google có hai tính năng quan trọng giúp nó tạo ra kết quả chính xác cao. Đầu tiên, nó sử dụng cấu trúc liên kết của Web để tính thứ hạng chất lượng cho từng trang web. Bảng xếp hạng này được gọi là PageRank và được mô tả chi tiết trong [Trang 98]. Thứ hai, Google sử dụng liên kết để cải thiện kết quả tìm kiếm.

    - Cấu tạo của một công cụ tìm kiếm web siêu văn bản quy mô lớn - Sergey Brin và Lawrence Page

    Giới thiệu Thanh công cụ Google - Google Toolbar

    Vào năm 2000, Google đã giới thiệu thanh công cụ giúp chúng ta có thể thấy điểm số PageRank trang web của mình (và của cả đối thủ).

    Từ đó các SEOer luôn quan niệm tăng PageRank như một thước đo để cải thiện thứ hạng, và chủ yếu nhờ vào sự hiểu biết đơn giản về thuật toán cho rằng một trang web có số lượng liên kết cao nhất sẽ xếp hạng cao nhất.

    Một lời giải thích đơn giản về cách tiếp cận của nhiều người vào đầu những năm 2000 là mục tiêu của họ là có được càng nhiều backlink từ các trang web có PageRank càng cao càng tốt.

    Điều này tất nhiên sẽ làm PageRank bị thao túng, với việc mua hoặc trao đổi backlink. Chính vì vậy Google đã ngừng cập nhật thanh công cụ này vào năm 2014 (với bản cập nhật được xác nhận cuối cùng là tháng 12 năm 2013) và hoàn toàn ngừng hoạt động vào năm 2016.

    Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Google đã ngừng sử dụng PageRank như một phần của thuật toán, chỉ là nó đã không được công khai nữa mà thôi.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến PageRank vẫn còn là vấn đề

    Tất nhiên vẫn có các yếu tố ảnh hưởng đến PageRank. Vậy một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến PageRank là gì? Có thể kể đến như:

    • Anchor text
    • Khả năng được click
    • Internal links
    • Nofollow links

    Bạn cần phải hiểu không chỉ những yếu tố này ảnh hưởng mà còn là cách chúng áp dụng cho SEO vào năm 2020. Bạn cần cân nhắc sử dụng hoặc nên tránh như một phần trong chiến thuật SEO mà bạn lựa chọn.

    Anchor text

    Bài báo gốc của Google đã đề cập đến anchor text bằng cách nói rằng, "Văn bản của các liên kết được xử lý theo cách đặc biệt trong công cụ tìm kiếm của chúng tôi" và rằng: "các anchor text thường cung cấp các mô tả chính xác hơn về trang web."

    Trong những ngày đầu của Google, anchor text có ảnh hưởng chính đến thứ hạng của một trang.

    Ví dụ nếu bạn muốn xếp hạng cho cụm từ "tăng traffic", bạn càng có nhiều liên kết sử dụng từ khóa đó làm anchor text thì website của bạn càng có thể xếp hạng cao hơn.

    Xây dựng backlink đã trở thành một cuộc đua giữa các SEOer để xem ai có thể thu được càng nhiều link chứa anchor text nhất có thể từ các trang PageRank cao.

    Nó đã hoạt động (trong một thời gian) nhưng đã bị thao túng hoàn toàn. Ngày nay việc lạm dụng anchor text vô tội vạ sẽ dẫn đến các liên kết độc hại và có khả năng bị phạt thủ công hoặc điều chỉnh thuật toán.

    Khả năng của một liên kết được click

    Khả năng liên kết được nhấp là một nhân tố ảnh hưởng chính của PageRank và được tham chiếu bởi bằng sáng chế Reasonable Surfer của Google.

    Thuật toán PageRank ban đầu được gán một trọng số bằng nhau cho các liên kết trên một trang. Trong khi đó, bằng sáng chế Reasonable Surfer năm 2004 chỉ ra rằng không phải tất cả các liên kết đều có khả năng được nhấp vào như nhau, do đó đưa ra một giá trị khác nhau cho các liên kết khác nhau, tùy thuộc vào tiềm năng của chúng được nhấp vào.

    Một ví dụ cụ thể về các liên kết ít có khả năng được nhấp như 'điều khoản dịch vụ', các liên kết ở chân trang hoặc vị trí tương tự.

    Internal links

    Liên kết nội (Internal links) bộ là một chiến thuật SEO hiệu quả.

    Bạn có thể giúp PageRank chuyển qua trang web của mình với cấu trúc liên kết nội bộ vững chắc và khi bạn hiểu cách thức hoạt động của nó, thật dễ hiểu tại sao chiến thuật này có thể có tác động đáng chú ý như vậy, đặc biệt là khi liên kết đến các trang không được liên kết đến từ bất cứ nơi nào khác.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng hiệu quả chiến thuật này trong hướng dẫn của chúng tôi để liên kết nội bộ.

    Nofollow links

    Các liên kết với thuộc tính Nofollow (Nofollow links) ngăn chặn luồng hoạt động của PageRank?.

    Trước đây SEOer đôi khi sử dụng thuộc tính Nofollow để ngăn chặn luồng hoạt động của PageRank trên cơ sở rằng PageRank sẽ chỉ ghi nhận liên kết có thuộc tính Follow.

    Tuy nhiên, vào năm 2009, Matt Cutts của Google đã xác nhận rằng điều này sẽ không còn hoạt động nữa và PageRank vẫn sẽ ghi nhận các liên kết ngay cả khi có thuộc tính Nofollow (Nếu được click).

    Tại sao Google bỏ PageRank?

    SEOer trở nên ám ảnh với PageRank, nó nhanh chóng trở thành yếu tố được tập trung nhất ở mỗi chiến dịch SEO, thậm chí vượt qua cả việc tạo ra nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng.

    Vấn đề là bằng cách chia sẻ công khai điểm số PageRank, việc SEO trở nên dễ dàng hơn, SEOer biết làm thế nào để họ có thể sử dụng PageRank đẩy xếp hạng trang web của họ cao hơn và họ đã tận dụng lợi thế này.

    Nếu đứng từ góc độ của Google thì thanh công cụ PageRank sẽ là vấn đề lớn. Còn khi họ bỏ nó cũng đồng nghĩa không còn thước đo cụ thể về chất lượng của một trang web.

    Cuối cùng, SEOer đã lạm dụng PageRank và sử dụng nó để thao túng thứ hạng, khiến Google không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút thanh công cụ, điều đã xảy ra vào năm 2016.

    Tại sao PageRank vẫn còn được quan tâm vào năm 2020

    Không còn thanh công cụ PageRank không có nghĩa là PageRank không còn được sử dụng.

    Trên thực tế vào năm 2017, Gary Illyes của Google đã xác nhận trên Twitter rằng họ vẫn đang sử dụng PageRank.

    Google still using PageRank

    PageRank chưa bao giờ biến mất và hiểu cách thức hoạt động của nó sẽ có thể giúp bạn trở thành một SEOer tốt hơn.

    Đọc thêm bài viết liên quan: Core Web Vitals - Thước đo xếp hạng website chính thức của Google

    Tham khảo: semrush

    05/07/2020 09:39