SEO hình ảnh, các mẹo tối ưu hóa hình ảnh để tăng traffic cho website


5 đánh giá | Điểm số 5/5

Nói đến SEO hình ảnh (SEO Image) thì điều đầu tiên các SEOer thường nghĩ đến là tối ưu hóa thẻ alt, nhưng thực ra có rất nhiều điều cần phải tối ưu hóa.

Trên thực tế việc tối ưu hóa hình ảnh (Image Optimization) là một trong những khâu bị bỏ qua khá nhiều của SEOer.

Thông thường, việc chỉ dẫn cho người mới bắt đầu về SEO chỉ bao gồm những điều cơ bản là tối ưu hóa thẻ alt. Nhưng hãy nhớ rằng việc người dùng tìm kiếm hình ảnh là có thể thu hút lượng traffic đáng kể về website của bạn.

Không nên xem nhẹ việc SEO hình ảnh, và trong bài viết này 2PINK sẽ hướng dẫn bạn các bước để tối ưu hóa hình ảnh giúp xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm hình ảnh.

Tại sao hình ảnh lại rất quan trọng?

Hình ảnh giúp đưa ra cái nhìn tổng quát nhất cho nội dung của trang web của bạn.

Các hình ảnh phù hợp có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn nội dung và giúp ngăn cách các đoạn dài của văn bản, tránh sự nhàm chán nếu phải đọc 1 đoạn chữ quá dài.

Tuy nhiên, tạm gác yếu tố người dùng sang một bên. Tầm nhìn về tương lai của Google là hướng tới tìm kiếm trực quan và điều này đã khởi đầu với một bản nâng cấp đầy đủ của Google Images cách đây vài năm.

Chúng ta đang ngày càng thấy hình ảnh chiếm vị trí nhiều và thường cao hơn trong những kết quả tìm kiếm thông thường.
Hình ảnh được tối ưu hóa hiển thị trên SERPs

Cần lưu ý: Hình ảnh phải được lựa chọn cẩn thận.

Chúng ta thường thấy việc nhiều trang web cùng lấy chung 1 hình ảnh gốc để miêu tả nội dung, nhưng nó sẽ có giá trị hơn nhiều nếu bạn sử dụng các hình ảnh được thiết kế riêng biệt để truyền đạt nội dung của chính bạn.

Trong SEO bạn không thể bỏ qua tầm quan trọng của hình ảnh và tìm kiếm hình ảnh. Tối ưu hóa hình ảnh nên là một phần của chiến lược SEO và được xem là một trong những việc tối quan trọng mà bạn cần phải làm cẩn thận.

SEO hình ảnh là gì?

Thường được gọi là tối ưu hóa hình ảnh, SEO hình ảnh là tất cả các việc giúp cải thiện hình ảnh của website với hai mục đích chính:

  1. Để xếp hạng cao hơn trên Google tìm kiếm hình ảnh (Google Image Search).
  2. Để cải thiện khả năng hiển thị và tối ưu hóa tổng thể cho website.

Điều này có nghĩa là sẽ cần phải thực hiện một số công việc để giúp Google hiểu rõ hơn về hình ảnh trang web của bạn như: đặt tên file ảnh chính xác, thêm và tối ưu hóa thẻ Alt, giảm dung lượng ảnh và còn nhiều nữa...

Một trong những câu hỏi thường được đặt ra liên quan đến SEO hình ảnh là liệu các việc làm trên có còn cần thiết hay không, vì sự tiến bộ của Google trong việc sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và machine learning (máy học) để nhận dạng hình ảnh?

Câu trả lời đơn giản là Google vẫn không thể đọc tất cả các loại hình ảnh, mặc dù khả năng ấy đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Điều quan trọng cần biết là SEO hình ảnh giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung hình ảnh.

Hình ảnh được tối ưu hóa kém là một trong những nguyên nhân chính khiến các trang web chậm và việc tối ưu có thể giúp tăng tốc độ tải trang web và tăng điểm số Tốc độ trang web (PageSpeed).

Tuy nhiên, SEO hình ảnh thường dừng lại với việc tối ưu hóa thẻ alt. Không thể phủ nhận rằng đây là một phần quan trọng nhưng nó chỉ là một trong số các công việc cần làm.

Nghĩa là việc hiểu về thẻ alt, nội dung của thẻ alt và mục đích của chúng đã là một việc tuyệt vời.

Thẻ Alt và nội dung thẻ Alt là gì?

Bạn thường nghe thấy các SEOer nói về việc tối ưu hóa thẻ alt hoặc nội dung của nó; đôi khi chúng còn được gọi là mô tả alt, thuộc tính alt, văn bản alt, nội dung alt.... Chúng được gọi khác nhau nhưng cùng để chỉ cùng một điều.

Thẻ Alt cung cấp nội dung hình ảnh cho các công cụ tìm kiếm và người dùng để truy cập trang web. Mục đích ban đầu của thẻ alt là giúp làm cho hình ảnh có thể tiếp cận được với người mù và những người khiếm thị.

Rất đơn giản, chúng là 1 đoạn văn bản mô tả về nội dung của mỗi hình ảnh. Chúng là một phần của mã HTML trong thẻ hình ảnh (img tag) và trông nó như thế này:

<img src="2-chu-meo-de-thuong.jpg" alt="2 chú mèo dễ thương chơi với bóng len" />.

Nội dung của alt là 1 đoạn mô tả nằm trong thuộc tính alt được cung cấp cho thẻ hình ảnh (img).

Nội dung thẻ alt có thể giúp cải thiện hiệu suất SEO website của bạn bằng cách thêm các mô tả liên quan khác vào trang web và giúp Google hiểu rõ hơn nội dung của hình ảnh và giúp tăng thứ hạng.

Cách tối ưu hóa nội dung thẻ Alt

Có những quy tắc thực hành tốt nhất mà bạn nên tuân theo khi tối ưu hóa nội dung thẻ Alt của hình ảnh.

Nội dung thẻ alt mô tả không cần quá phức tạp. Thông thường nội dung thẻ Alt tuyệt vời nhất là mô tả những gì hình ảnh hiển thị. Có thể chia nhỏ điều này thành ba quy tắc thực hành tốt nhất bạn nên tuân theo.

3 QUY TẮC SỬ DỤNG THẺ ALT

1. Hãy mô tả cụ thể

Thẻ Alt  phải luôn mô tả nội dung của hình ảnh càng chi tiết càng tốt.

Bạn càng mô tả cụ thể hình ảnh thì càng tốt, vì điều này sẽ giúp Google xếp hạng nó trên trang Tìm kiếm hình ảnh của Google và đưa ra bối cảnh về cách nó liên quan đến nội dung trang của bạn.

2. Có liên quan

Thẻ Alt không phải là nơi để spam các từ khóa, nó nên được sử dụng để mô tả chính xác những gì hình ảnh hiển thị.

Hãy mô tả hình ảnh theo cách liên quan đến chủ đề của trang đó, đặc biệt là khi hình ảnh có tính chất chung chung và không cụ thể như các trang khác.

3. Hãy là duy nhất

Không sử dụng từ khóa mục tiêu chính để nhồi nhét vào thẻ alt cho mọi hình ảnh trên trang.

Luôn đảm bảo văn bản của thẻ Alt là duy nhất để mô tả nội dung cụ thể của hình ảnh, thay vì lặp lại nội dung của hình ảnh khác. (Nghĩa là mỗi ảnh một mô tả khác nhau chứ đừng có lặp lại giống nhau)

Nhưng câu hỏi đặt ra là nội dung thẻ alt được tối ưu hóa tốt sẽ trông như thế nào? Hãy xem ví dụ dưới đây:
2 chú mèo dễ thương chơi với bóng len

Thẻ alt có nội dung mô tả cho hình ảnh trên sẽ liên quan và duy nhất được viết như thế này:

alt="2 chú mèo dễ thương chơi với bóng len"

Đây là cách để mô tả nội dung của hình ảnh cho công cụ tìm kiếm hình ảnh hiểu được.

Làm thế nào để tối ưu hình ảnh tăng tốc độ website

Không có gì lạ khi thấy rằng tối ưu hóa hình ảnh được trích dẫn là một trong những cách chính để cải thiện điểm số PageSpeed của website khi sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights.

Hình ảnh lớn chính là thủ phạm gây mất nhiều thời gian hơn để tải xuống và do đó, điều này sẽ làm chậm thời gian tải trang web.
Tối ưu hình ảnh tăng tốc độ website

Những mẹo tối ưu hóa hình ảnh nâng cao

Tối ưu hóa hình ảnh cần nhiều hơn là chỉ thêm thẻ alt.

Có một số điều có thể làm để cải thiện hiệu suất tổng thể của trang web cũng như tối ưu hóa hình ảnh để xếp hạng cao hơn trên Google tìm kiếm hình ảnh.

Có thể sai lầm dễ mắc phải nhất chính là việc upload ảnh dạng thô lên host mà chưa qua nén dung lượng.

Dưới đây là một số các mẹo tối ưu hóa nâng cao hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng:

1. Đặt tên cho hình ảnh của bạn đúng cách

Google đã công bố một hướng dẫn về các cách tốt nhất để tối ưu hình ảnh, và một trong những cách đơn giản nhất là nên đảm bảo rằng tên của hình ảnh mô tả đúng nội dung của nó (tên file ảnh).

Ví dụ: sử dụng "chu-meo-con.jpg tốt hơn IMG00859.JPG."

Khi bạn xuất hình ảnh từ máy ảnh hoặc điện thoại thông minh (hoặc thậm chí chụp ảnh màn hình), chúng sẽ được đặt tên theo mặc định. Chúng ta sẽ không tải hình ảnh với tên tệp theo kiểu này. Thay vào đó, hãy đặt cho nó một cái tên mà có thể mô tả đúng những gì nó hiển thị và phân tách các từ bằng dấu gạch ngang, (ngang chứ không phải dấu gạch dưới).

Hãy nhớ rằng việc này phải được rà soát trước khi up ảnh lên host.

Nếu như đã đã tải hình ảnh lên, hãy sửa lại tên tệp để mô tả đúng nội dung hình ảnh. Nó sẽ không mất nhiều thời gian và rất đáng giá.

2. Thay đổi kích thước hình ảnh thành Kích thước hiển thị

Một vấn đề phổ biến khác với hình ảnh là kích thước pixel gốc lớn hơn nhiều so với kích thước đang được hiển thị trên trang web của bạn.

Ví dụ, camera chính trên iPhone X tạo ra hình ảnh 4032px x 3024px, nhưng giả sử chiều rộng tối đa mà hình ảnh này sẽ hiển thị trên trang web của bạn là 600px.

Sự khác biệt về kích thước giữa một hình ảnh rộng 4032px so với rộng 600px sẽ rất đáng kể và việc sử dụng nhiều hình ảnh lớn hơn kích thước hiển thị của chúng có thể góp phần làm tăng kích thước trang web lên ồ ạt.

Hãy chắc chắn thay đổi kích thước hình ảnh theo kích thước hiển thị tối đa của chúng.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể sử dụng một plugin như Resize Image After Upload để giúp bạn làm điều này. Bên cạnh đó có thể dùng photoshop hoặc 1 số công cụ chỉnh sửa ảnh online cũng có thể giải quyết được vấn đề này.

Bạn cũng nên đảm bảo rằng tỷ lệ hình ảnh trên website được điều chỉnh phù hợp với mọi loại thiết bị khác nhau với CSS (Responsive)

3. Giảm dung lượng hình ảnh

Một trong những cách đơn giản nhất để giảm dung lượng hình ảnh là thay đổi kích thước chúng thành kích thước hiển thị tối đa của bạn, nhưng đó không phải là cách duy nhất.

Trên thực tế, đây lại là điều mà Google khuyến nghị trong hướng dẫn tối ưu hóa hình ảnh của họ:

“Để có kết quả tốt nhất, hãy thử nghiệm các cài đặt chất lượng khác nhau cho hình ảnh của bạn và đừng ngại giảm chất lượng - kết quả trực quan thường rất tốt và mức tiết kiệm dung lượng tệp hình ảnh có thể khá lớn.”

Làm thế nào bạn có thể giảm dung lượng hình ảnh của bạn?

Bằng cách sử dụng một trong ba công cụ nguồn mở được đề xuất của Google:

  1. Gutezli
  2. MozJpeg
  3. pngquant

Nhưng nếu bạn không quen với việc sử dụng các công cụ như thế này hoặc muốn một giải pháp dựa trên web nhanh hơn, bạn có thể sử dụng một công cụ như Optimizilla sẽ cho phép bạn nén hình ảnh của mình.

Hoặc, nếu bạn đang sử dụng WordPress, hãy thử plugin Smush. Mình thì thường dùng tinypng cũng cho kết quả nén khá tốt.

4. Tạo một Sơ đồ trang web hình ảnh

Nếu bạn nghiêm túc về việc Google khám phá tất cả các hình ảnh trên trang web của bạn và để chúng hoạt động trong Google Tìm kiếm hình ảnh, bạn nên tạo một sơ đồ trang web chuyên dụng bao gồm URL của tất cả các hình ảnh.

Rất đơn giản, việc tạo sơ đồ trang web hình ảnh làm tăng cơ hội hình ảnh của bạn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Dưới đây là một ví dụ mà Google đưa ra để giúp bạn hiểu định dạng bạn cần sử dụng.

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<urlset xmlns="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"
xmlns:image="http://www.google.com/schemas/sitemap-image/1.1">
<url>
<loc>http://example.com/sample.html</loc>
<image:image>
<image:loc>http://example.com/image.jpg</image:loc>
</image:image>
<image:image>
<image:loc>http://example.com/photo.jpg</image:loc>
</image:image>
</url> 
</urlset> 

Có một điểm khác biệt khi tạo sitemap hình ảnh so với việc tạo sitemap website thông thường.

Như Google nói, "Sitemap hình ảnh có thể chứa URL từ các tên miền khác, không giống như sitemap website thông thường. Điều này cho phép bạn sử dụng CDN (mạng phân phối nội dung) để lưu trữ hình ảnh."

Và điều này dẫn đến việc hiểu lý do tại sao bạn nên lưu trữ hình ảnh trên CDN.

5. Lưu trữ hình ảnh trên CDN

Thông thường toàn bộ trang web sẽ được lưu trữ trên một máy chủ.

Nhưng hãy tưởng tượng một kịch bản nơi một trang web được lưu trữ ở Việt Nam nhưng được người dùng truy cập ở đâu đó ở châu  u.

Các nguồn tài nguyên chẳng hạn như hình ảnh, sẽ cần mất nhiều thời gian hơn để tới được với người dùng ở Châu  u, làm chậm thời gian tải trang.

CDN (mạng phân phối nội dung) hoạt động bằng cách lưu trữ tài nguyên trang web của bạn (cụ thể ở đây là hình ảnh) của bạn trên nhiều máy chủ ở các địa điểm khác nhau trên thế giới, nghĩa là chúng có thể được phục vụ cho người dùng từ vị trí gần họ nhất.
 

 

Các CDN phổ biến hiện nay như: Cloudflare, Fastly, KeyCDN và Amazon CloudFront.

Bạn có thể dễ dàng thiết lập CDN trên WordPress thông qua các plugin như W3 Total Cache hoặc bạn sẽ tìm thấy các hướng dẫn tích hợp hữu ích từ mỗi nhà cung cấp, chẳng hạn như từ Cloudflare.

6. Thiết lập lazy load (tải sau khi cuộn)

Thực tế hình ảnh thường là tài nguyên có kích thước tệp lớn nhất trên website, do đó nó là nguyên nhân chủ yếu khiến tốc độ tải trang chậm hơn.

Nhưng chúng ta cũng không thể thiết kế web đơn giản đến nỗi mà không cần hình ảnh, đó không phải là một lựa chọn tốt vì hình ảnh quá quan trọng để cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời.

May mắn chúng ta có giải pháp cho vấn đề này đó là lazy load (tải lười biếng) để trì hoãn trình duyệt tải hình ảnh cho đến khi được người dùng cuộn trang đến vị trí đó.

 

Lazy load được hiểu đơn giản là tài nguyên sẽ không được tải cho đến khi người dùng cần đến. Có nghĩa là khi lần đầu tiên người dùng tải trang thì tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều. Và nó không chỉ được sử dụng cho hình ảnh; các tài nguyên như JavaScript cũng có thể được tải theo cách này.

Hiểu nôm na là nếu người dùng không bao giờ cuộn xuống nửa sau của trang thì những tài nguyên ở đó cũng sẽ không bao giờ được tải, vì vậy điều này giúp tăng hiệu suất cho trang web rất nhiều.

Google cũng đã nói về điều này như một đề xuất trong PageSpeed Insights:

Lazy loading có thể tăng tốc đáng kể tải trên các trang dài bao gồm nhiều hình ảnh dưới màn hình đầu tiên bằng cách tải chúng khi cần hoặc khi nội dung chính đã tải xong và hiển thị.

7. Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt (cache)

Bạn sẽ thường thấy Google PageSpeed Insights khuyên bạn nên tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt (cache).

Nói một cách đơn giản, cache trình duyệt là khi các tệp tài nguyên được lưu trữ bởi trình duyệt của khách truy cập, nghĩa là tài nguyên đó sẽ được tải nhanh hơn khi họ truy cập trang tiếp theo.

Khi bạn truy cập một trang, hình ảnh được tải xuống và sau đó được hiển thị trong trình duyệt. Nếu không có bộ nhớ đệm trình duyệt, lần tới khi bạn truy cập trang, tất cả những thứ này sẽ cần phải được tải xuống lại. Nhưng với bộ nhớ đệm trình duyệt, trình duyệt sẽ có những thứ này được lưu trữ, nghĩa là trang sẽ được tải nhanh hơn nhiều.

Bộ nhớ đệm trình duyệt có tác động rõ rệt trên các trang web nơi người dùng thường xuyên truy cập lại các trang tương tự.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách Google khuyên bạn nên sử dụng bộ nhớ đệm tại đây.

Tối ưu hóa hình ảnh và Cập nhật trải nghiệm trang của Google

Google gần đây đã thông báo rằng họ chuẩn bị tung ra Cập nhật trải nghiệm trang của họ vào một thời điểm nào đó vào năm 2021.

Bản cập nhật này sẽ tính đến một số yếu tố xếp hạng hiện có, bao gồm hình phạt duyệt web an toàn, hình phạt xâm nhập, HTTPS là yếu tố để xếp hạng, thân thiện với thiết bị di động, tốc độ trang và Core Web Vitals.

Bản cập nhật này có nghĩa là Google có nhiều khả năng xếp hạng các trang web cao hơn nếu chúng cung cấp trải nghiệm người dùng tốt.

Nhưng điều này liên quan đến tối ưu hóa hình ảnh thế nào?
Core Web Vitals

Đầu tiên, bạn sẽ nhận thấy rằng Core Web Vitals là một trong những yếu tố sẽ được tính đến và điều này bao gồm LCP - Chỉ số Hiển thị nội dung có kích thước lớn nhất. Điều này về cơ bản cho thấy một trang cảm thấy nhanh như thế nào; khi người dùng tin rằng trang đã được tải.

LCP được tính bằng cách Google định thời gian hiển thị phần tử nội dung lớn nhất trên trang và đây thường là hình ảnh.

CLS (Dịch chuyển bố cục tích lũy) là một Core Web Vital khác và đây là điều xảy ra khi nội dung tiếp tục di chuyển ngay cả khi một trang dường như đã được tải đầy đủ. Nói một cách đơn giản, điều này có thể được tối ưu hóa bằng cách bao gồm các thuộc tính kích thước trên hình ảnh của bạn (và video).

Nhưng cuối cùng, chúng ta cần nhớ rằng Cập nhật trải nghiệm trang cũng tính đến Tốc độ trang và chúng ta đã thấy ở trên những cách mà hình ảnh có thể tác động đến điều này.

Tìm kiếm lỗi hình ảnh trên website của bạn

Bây giờ bạn có thể hiểu cách để tối ưu hóa hình ảnh trang web, nhưng làm thế nào bạn có thể tìm thấy các vấn đề đã tồn tại trên website của mình?

Bạn có thể sử dụng các Công cụ kiểm tra website như SEMrush để tìm được những vấn đề này như: Kiểm tra liên kết hình ảnh có còn tồn tại hay không? Hình ảnh đã có thẻ alt hay chưa?...

Hãy SEO hình ảnh một cách nghiêm túc giúp cho cho trải nghiệm người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm

Dành thời gian để tối ưu hóa hình ảnh của bạn đúng cách, có thể có tác động đáng chú ý đến lượng traffic vào website của bạn từ các công cụ Tìm kiếm hình ảnh, cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng với việc thời gian tải trang nhanh hơn.

Và đừng quên rằng việc tối ưu hóa tên file hình ảnh và thẻ alt cũng giúp mang lại sự phù hợp theo ngữ cảnh cho phần còn lại của trang web.

Nhiều SEOer bỏ qua việc tối ưu hóa hình ảnh, nhưng với bản cập nhật Trải nghiệm Trang của Google vào năm tới, có lẽ không còn lúc nào tốt hơn để bạn tập trung giải quyết vấn đề này.

Tham khảo: semrush

16/07/2020 21:41